Trình tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan ra sao?
Nội dung chính
Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách nhiệm:
1. Theo dõi, đôn đốc, thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (bao gồm cả kết luận, kiến nghị kiểm toán các năm trước chưa thực hiện).
2. Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
3. Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
4. Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (thực hiện các trình tự được quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 Quy trình này).
5. Thực hiện cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
6. Tổng hợp, báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
7. Trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm hành chính (thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành; báo cáo sai sự thật, từ chối hoặc chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước) thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các văn bản liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Theo như quy định trên, việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo các hình thức:
+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Trình tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan ra sao?
Trình tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định trình tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan như sau:
Bước 1: Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
+ Lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm tra theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán.
+ Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
+ Ban hành quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra và gửi cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
+ Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra xem xét quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hoặc quyết định kiểm tra để đáp ứng mục tiêu, hiệu quả công tác kiểm tra.
- Chuẩn bị triển khai kiểm tra của từng cuộc kiểm tra
Bước 2: Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm tra
Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, sử dụng các phương pháp kiểm tra để xác nhận với đơn vị được kiểm tra về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Trên cơ sở đó, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị.
Bước 3: Lập, thẩm định, phát hành báo cáo kiểm tra; cập nhật kết quả và lưu trữ hồ sơ kiểm tra
Kết thúc tại mỗi đơn vị được kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra (hoặc Trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp không thành lập tổ) lập biên bản kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán như sau:
- Theo dõi, đôn đốc, thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (bao gồm cả kết luận, kiến nghị kiểm toán các năm trước chưa thực hiện).
- Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Thực hiện cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các văn bản liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023