09:33 - 18/12/2024

Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Kiểm sát viên được mặc thường phục trong những trường hợp nào?

Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Kiểm sát viên được mặc thường phục trong những trường hợp nào?

Nội dung chính

    Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát như sau:

    Trang phục Viện kiểm sát nhân dân
    1. Trang phục thường dùng gồm: quần, áo xuân-hè; quần, áo thu-đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.
    2. Lễ phục: quần áo lễ phục mùa hè; quần áo lễ phục mùa đông; áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông; bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục; cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.

    Theo đó, trang phục Viện kiểm sát nhân dân được chia thành 02 nhóm sau:

    - Trang phục thường dùng gồm: quần, áo xuân-hè; quần, áo thu-đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.

    - Lễ phục: quần áo lễ phục mùa hè; quần áo lễ phục mùa đông; áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông; bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục; cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.

    Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Kiểm sát viên được mặc thường phục trong những trường hợp nào?

    Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Kiểm sát viên được mặc thường phục trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Trang phục thường dùng Viện kiểm sát nhân dân được sử dụng như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:

    Sử dụng trang phục thường dùng
    Cán bộ, công chức, viên chức trong giờ làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp, học tập phải sử dụng trang phục thường dùng, cụ thể như sau:
    1. Mùa hè, mặc quần áo xuân hè, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên; mùa đông, mặc quần áo thu đông, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên. Biển tên được đeo ở ngực áo bên phải, cạnh dài phía dưới của biển tên song song sát trên nắp túi áo ngực.
    2. Khi mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo trang sức, vật trang trí gây phản cảm.
    3. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa; mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục thường dùng xuân hè.
    4. Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau việc thống nhất mặc trang phục thu đông, hoặc trang phục xuân hè do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
    5. Cán bộ, công chức, viên chức mặc trang phục được đeo phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, đội mũ bảo hiểm khi đi đường bằng xe mô tô, xe gắn máy.

    Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục thường dùng xuân hè.

    Đối với cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa: mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau.

    Kiểm sát viên được mặc thường phục trong những trường hợp nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về mặc thường phục dân sự như sau:

    Mặc thường phục dân sự
    1. Cán bộ, công chức, viên chức trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp được mặc thường phục dân sự trong các trường hợp sau:
    a) Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội;
    b) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi;
    2. Mặc thường phục dân sự phải lịch sự, gọn gàng theo quy định của Chính phủ về trang phục đối với công chức, viên chức Nhà nước.

    Theo đó, Kiểm sát viên chỉ được mặc thường phục dân sự trong các trường hợp sau đây:

    (i) Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội;

    (ii) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.

    Như vậy, trong quá trình thực hiện công vụ nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì Kiểm sát viện không được phép mặc thường phục. Trong trường hợp vi phạm quy định về thường phục sẽ bị xử lý theo quy định.

    220
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ