10:35 - 18/12/2024

Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thế nào?

Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thế nào?

Nội dung chính


    Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thế nào?

    Ngày 9 tháng 9 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn số 3854/VKSTC-V9 năm 2024 TẢI VỀ Giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

    Cụ thể, Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

    Công văn số 3854/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp những nội dung sau:

    (1) Về việc thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án.

    (2) Về việc thực hiện Bộ luật dân sự năm 2015.

    (3) Về việc thực hiện Luật Đất đai.

    (4) Về việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành kiểm sát nhân dân.

    Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thế nào?

    Công văn 3854 giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thế nào? (Hình từ Internet)

    Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay thế nào?

    Căn cứ theo Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định các công tác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

    (1) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

    (i) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

    (ii) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

    (iii) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;

    (iv) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;

    (v) Điều tra một số loại tội phạm;

    (vi) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

    (2) Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

    (i) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

    (ii) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

    (iii) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;

    (iv) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;

    (v) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

    (vi) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

    (vii) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    (viii) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;

    (ix) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.

    (3) Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

    (i) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;

    (ii) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thế nào?

    Căn cứ theo Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
    1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
    2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.

    Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

    (1) Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

    (2) Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    108
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ