16:27 - 30/09/2024

Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định cụ thể ra sao?

Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định cụ thể ra sao trong pháp luật hiện hành để đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của nhân dân?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định như thế nào? 

    Tại Điều 19 Luật Cảnh sát cơ động 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) về trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:

    - Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.

    - Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.

    Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định cụ thể ra sao?

    Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh được quy định cụ thể ra sao? (Hình từ internet)

    Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ quy định như thế nào?

    Theo Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 về điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ quy định như sau:

    1. Bộ trưởng Bộ Công an điều động Cảnh sát cơ động trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ.
    2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
    a) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt;
    b) Đơn vị Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể;
    c) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
    3. Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
    a) Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt;
    b) Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
    4. Chỉ huy đơn vị Cảnh sát cơ động điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp.
    5. Việc điều động Cảnh sát cơ động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.

    Trên đây là tư vấn về điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ.

    28
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ