17:45 - 19/11/2024

Tội cố ý gây thương tích và thủ tục kháng cáo

Tội cố ý gây thương tích và thủ tục kháng cáo quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tội cố ý gây thương tích và thủ tục kháng cáo

    Ngày 30/06/2013, gia đình em có xảy ra tranh cãi về vấn đề đất đai với gia đình nhà ông B. Sau khi cãi nhau, gia đình B (gồm vợ và chồng) đã đánh bố em ngay tại rẫy nhà em. Hậu quả là bố em bị gãy ngón tay và bầm người; vợ ông B cũng bị gãy tay. Và chuyện này đã được lắng xuống, không bên nào có yêu cầu khởi tố. Đến ngày 25/07/2014, bố em bị Công an xã triệu tập và tạm giữ. Theo thông tin mà Công an xã cung cấp thì gia đình ông B yêu cầu khởi tố và bắt gia đình em bồi thường 30 triệu đồng vì vợ của B bị thiệt hại 13% sức khỏe (gia đình em không được thấy giấy chứng nhận thiệt hại sức khỏe đó). Do không hiểu biết về luật pháp nên gia đình em không làm gì hết. Đến ngày 31/12/2014, vụ việc được ra tòa giải quyết, tòa tuyên án bố em phải ngồi tù 2 năm và bồi thường 30 triệu. Tòa án cho gia đình em 15 ngày để kháng án. Cho em hỏi cách xử lý của tòa như vậy có đúng không? Bây giờ gia đình em muốn kháng án thì phải làm như thế nào?

    1. Về hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể cấu thành nhiều tội theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, với các thông tin mà bạn cung cấp thì tôi xin trích dẫn Điều 104 của Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để bạn tham khảo, cụ thể như sau:

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

    Bạn có thể đối chiếu quy định nêu trên với hành vi cụ thể của bố bạn để xác định hành vi phạm tội của bố mình.

    2. Về việc khởi tố vụ án hình sự

    Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

    “Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.

    Trường hợp của bố bạn thì chỉ khi vợ anh B có đơn yêu cầu khởi tố thì cơ quan tiến hành tố tụng mới ra quyết định khởi tố vụ án.

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì sau khi ra quyết định khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra và khởi tố bị can. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra và gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho bị can, người bào chữa. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sau khi nhận được hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử.

    Thời hạn, trình tự, thủ tục tiến hành điều tra, truy tố, đặc biệt là thời hạn, trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án được quy định cụ thể tại Phần thứ ba của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Do các thông tin mà bạn cung cấp chưa cụ thể, do vậy, bạn có thể đối chiếu các quy định nêu trên với các thông tin, tài liệu cụ thể để xác định tính hợp pháp của các hoạt động của Tòa án.

    Riêng đối với hồ sơ vụ án, theo quy định tại khoản 3 Điều 162 của Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan điều ra chỉ phải gửi bản kết luận điều tra cho bị can mà không có nghĩa vụ phải gửi hồ sơ vụ án cho bị can.

    3. Về kháng cáo bản án sơ thẩm

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì:

    - Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm (Điều 231).

    - Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án (khoản 1 Điều 234).

    - Về thủ tục, người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này (khoản 1 Điều 233).

    3