08:10 - 30/09/2024

Tổ chức tín dụng nước ngoài mua nợ tại Việt Nam có được bán đấu giá tài sản thế chấp hay không?

Cá nhân vay nợ và thế chấp tại ngân hàng thì khi không trả được nợ, ngân hàng bán nợ cho tổ chức tín dụng nước ngoài thì tổ chức này có được bán đấu giá tài sản thế chấp không?

Nội dung chính

    Tổ chức tín dụng nước ngoài mua nợ tại Việt Nam có được bán đấu giá tài sản thế chấp hay không?

    Theo quy định Điều 16 Thông tư 09/2015/TT-NHNN về quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

    1. Bên mua nợ có các quyền:
    a) Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ được mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý khoản nợ);
    b) Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
    c) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợp với thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ và quy định pháp luật;
    d) Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết theo thỏa thuận;
    đ) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
    2. Bên mua nợ có các nghĩa vụ:
    a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
    b) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
    c) Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
    d) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi thực hiện mua bán nợ, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật.

    Đồng thời căn cứ Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 về quyền của bên nhận thế chấp như sau:

    1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
    2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
    3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
    4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
    5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
    6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

    Như vậy, TCTC, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản thế chấp khi đã thực hiện xong HĐ và thủ tục mua bán nợ.

    Về phương thức xử lý tài sản thế chấp, căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
    a) Bán đấu giá tài sản;
    b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
    c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
    d) Phương thức khác.
    2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Theo đó, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi đã thực hiện mua nợ sẽ có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp nếu như HĐ mua bán nợ không có thỏa thuận nào khác.

    4