10:34 - 18/12/2024

Tổ chức tín dụng có phải là doanh nghiệp hay không? Loại hình tổ chức tín dụng nào được phép hoạt động tại Việt Nam?

Tổ chức tín dụng có phải là doanh nghiệp hay không? Loại hình tổ chức tín dụng nào được phép hoạt động tại Việt Nam hiện nay?

Nội dung chính

    Tổ chức tín dụng có phải là doanh nghiệp hay không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa về tổ chức tín dụng như sau:

    Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

    Như vậy, tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp tuy nhiên do tính đặc thù trong hoạt động của các tổ chức mà pháp luật chuyên ngành về tổ chức tín dụng được ưu tiên áp dụng khi điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

    Mặt khác, tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tín dụng.

    Tổ chức tín dụng có phải là doanh nghiệp hay không? Loại hình tổ chức tín dụng nào được phép hoạt động tại Việt Nam?

    Tổ chức tín dụng có phải là doanh nghiệp hay không? Loại hình tổ chức tín dụng nào được phép hoạt động tại Việt Nam?

    Hoạt động ngân hàng mà các tổ chức tín dụng được phép thực hiện bao gồm những hoạt động nào?

    Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:

    Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
    a) Nhận tiền gửi;
    b) Cấp tín dụng;
    c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

    Đồng thời, khoản 13,khoản 14, khoản 15 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

    Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

    - Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

    - Cấp tín dụng: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

    - Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

    Loại hình tổ chức tín dụng nào được phép hoạt động tại Việt Nam hiện nay?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân, cụ thể:

    (1) Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng, căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 bao gồm 3 loại hình ngân hàng sau:

    - Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

    - Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

    - Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

    (2) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng, căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

    Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

    - Công ty tài chính;

    - Công ty cho thuê tài chính

    - Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

    (3) Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ, căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

    (4) Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

    184
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ