17:35 - 13/11/2024

Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là khi nào?

Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là khi nào?

Nội dung chính

    Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là khi nào?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 03/03/2023) quy định về thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ, thời hạn gửi báo cáo định kỳ

    1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:

    a) Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần; bao gồm các thành phần nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;

    b) Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.

    Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);

    c) Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

    Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.

    2. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

    ...

    Như vậy, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

     

    (Hình từ Internet)

    Báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng hình thức nào?

    Theo Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 03/03/2023) quy định về hình thức báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo

    1. Báo cáo được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

    a) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;

    b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.

    2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

    a) Gửi trực tiếp;

    b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;

    c) Gửi qua fax;

    d) Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;

    đ) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;

    e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, báo cáo định kỳ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng hình thức: Báo cáo bằng văn bản hoặc Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.

    Mẫu đề cương Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Tại Phụ lục Mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu tổng hợp số liệu báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 03/03/2023) như sau:

    CƠ QUAN1
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: ..../BC-....2

    …………3, ngày .... tháng.... năm ....

     

    BÁO CÁO

    Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm……….

    Thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm ………, ……….4 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

    1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật

    Nêu rõ tên, hình thức văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành: Công văn, Quyết định, Kế hoạch, Quy chế....

    2. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

    - Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

    - Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    3. Công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

    - Nêu rõ các hình thức phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn: Hội thảo, hội nghị, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn tài liệu, sách, sổ tay về xử lý vi phạm hành chính....

    - Nêu rõ số lượng tin, bài; tài liệu; sách; sổ tay; cuộc hội thảo, hội nghị; số người/ lượt người được phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ....

    4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

    - Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch kiểm tra; tổng số cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành đã được tiến hành; kết quả của việc kiểm tra, kiểm tra liên ngành.

    - Công tác thanh tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch thanh tra; tổng số cuộc thanh tra đã được tiến hành; kết quả của việc thanh tra, phối hợp thanh tra.

    II. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

    1. Tình hình vi phạm hành chính

    Nhận xét, đánh giá chung, khái quát tình hình vi phạm hành chính; tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý.

    2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính

    - Nhận xét chung về tình hình xử phạt vi phạm hành chính.

    - Đánh giá, báo cáo thông tin, số liệu cụ thể về việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

    - So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số vụ vi phạm; tổng số đối tượng bị xử phạt; tình hình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổng số tiền phạt thu được;.... (Tất cả các số liệu quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    3. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

    - Nhận xét chung về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

    - So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; số lượng người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng; tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;.... (Tất cả các số liệu quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).

    III. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    (Từ thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong kỳ báo cáo, cơ quan lập báo cáo đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính).

    1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định pháp luật

    1.1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

    1.2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

    2. Khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành

    2.1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật

    a) Kinh phí; cơ sở vật chất, kỹ thuật

    b) Tổ chức bộ máy, nhân sự

    2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ

    2.3. Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính

    2.4. Về việc báo cáo, thống kê

    2.5. Về công tác kiểm tra, thanh tra

    2.6. Những khó khăn, vướng mắc khác

    3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

    3.1. Nguyên nhân chủ quan

    3.2. Nguyên nhân khách quan

    4. Đề xuất, kiến nghị

    (Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính, cơ quan lập báo cáo đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm hành chính).

    Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm ……., xin gửi …………….5./.

     


    Nơi nhận:
    -  ………6;
    - Lưu: VT, ……

    ……………….………….7



    _________________________

    1 Tên của cơ quan lập báo cáo.

    2 Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo.

    3 Địa danh ghi theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

    4 Tên của cơ quan lập báo cáo.

    5 Tên của cơ quan nhận báo cáo

    6 Tên của cơ quan nhận báo cáo.

    7 Quyền hạn và chức vụ của người ký báo cáo.

    Trân trọng!

    8