Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia được quy định thế nào?
Nội dung chính
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia được quy định thế nào?
Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công Thương ban hành, theo đó:
1. Các thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
c) Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
2. Việc ra quyết định trên Cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công thực hiện thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với các thủ tục hành chính một cửa theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch này đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân và gửi giấy phép, giấy chứng nhận hoặc kết quả xử lý khác tới cơ quan hải quan và người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và các kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển tới hệ thống thông quan của cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trên đây là nội dung về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, được quy định tại Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.