17:21 - 13/11/2024

Thân nhân liệt sĩ có được khám, chữa bệnh miễn phí?

Thân nhân liệt sĩ có được khám, chữa bệnh miễn phí?

Nội dung chính

    Thân nhân liệt sĩ có được khám, chữa bệnh miễn phí?

    Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 thì thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

    Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ được hưởng các chế độ sau đây:

    - Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

    - Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    - Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân theo quy định trên thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    - Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

    - Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở theo quy định;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    - Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    - Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005.

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế theo quy định.

    Do đó: Trường hợp mẹ bạn là người có công nuôi dưỡng cậu bạn (là liệt sĩ) từ nhỏ (do ông bà ngoại lúc đó đã qua đời) cho đến lúc cậu nhập ngũ rồi hy sinh trên chiến trường, nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ thì được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định.

    Mức hưởng bảo hiểm y tế

    Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) thì mức hưởng bảo hiểm y tế đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu điều trị đúng tuyến.

    Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được thanh toán mức hưởng theo tỷ lệ sau đây:

    - Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

    - Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;

    Do đó: Trường hợp mẹ bạn được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do là người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thì được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến theo quy định.

    5