Seal nhựa đốt trúc có cấu tạo như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?
Nội dung chính
Seal nhựa đốt trúc có cấu tạo như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?
Cấu tạo của Seal nhựa đốt trúc được quy định tại Mục 1 Phụ lục 1 Mô tả cấu tạo của Seal, niêm phong hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2811/QĐ-TCHQ năm 2006 như sau:
Seal nhựa đốt trúc được làm bằng chất liệu nhựa, màu xanh, có độ bền, dẻo thích hợp để uốn, kéo khi sử dụng. Cấu tạo seal có 2 phần chính là phần đế chứa khóa seal và phần dây seal. Dây seal được hình thành bởi nhiều đốt nhựa hình đốt trúc liên kết lại.
- Tổng chiều dài seal: 350 mm.
- Chiều dài dây seal: 205 mm (có thể tăng hoặc giảm).
- Số lượng đốt trúc: 36 đốt (có thể tăng hoặc giảm).
- Đường kính đốt trúc: 4 mm.
- Phần đế có 2 mặt hình chữ nhật, có chứa ổ khóa. Một mặt được in nổi biểu tượng hải quan (ngôi sao năm cánh; mỏ neo, cánh én và chìa khóa; dòng chữ “HẢI QUAN”, tại Nghị định 18/2000/NĐ-CP ngày 29/5/2000 của Chính phủ quy định về Cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam) ở phía trên, phía dưới là dòng chữ “V.N. Customs”. Một mặt còn lại được in số sê ri của seal bằng chữ in phun điện tử.
- Tiếp giáp giữa đế và dây seal là một đoạn dây có một mặt gai, có tác dụng trống trượt, để seal được ghim bám vào cổ bao, túi sau khi đã niêm phong.
- Số sê ri của seal gồm 13 ký tự. Ý nghĩa của các ký tự: chữ cái đầu là ký hiệu của lô sản phẩm, 2 chữ số tiếp theo là năm sản xuất, 2 chữ số tiếp theo là mã số của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và 5 chữ số cuối là thứ tự của seal nhựa đốt trúc.
Seal sản xuất để dùng niêm phong hàng hóa một lần, có độ bền thích hợp, sau khi phá niêm phong không thể tái sử dụng được.