Rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m được thực hiện thế nào?
Nội dung chính
Rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m được thực hiện thế nào?
Điều 20 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP (Có hiệu lực thi hành từ 05/11/2021) quy định về rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m như sau:
- Trường hợp áp dụng: khu vực là bãi mìn có các loại mìn vỏ nhựa ít kim loại mà máy dò hiện nay khó phát hiện; khu vực là bãi mìn có lẫn nhiều vật nhiễm từ.
0 Trang bị: thiết bị bảo vệ người, cờ đuôi nheo nhỏ màu đỏ và trắng; bộ dụng cụ làm tay; chốt an toàn; dụng cụ thu gom.
0 Trình tự thực hiện:
+ Từ mép đường chia ô dò, dùng dây đánh dấu dải dò hoặc cờ đuôi nheo màu trắng đánh dấu đường dò (rộng từ 1 đến 1,5 m), dò đến đâu đánh dấu đến đó, khoảng cách 1,5 m cắm một cờ. Chỉ cắm cờ đánh dấu đường biên của dải dò thứ nhất, các dải dò tiếp theo sử dụng cờ biên của dải dò thứ nhất (tiếp giáp) cắm sang biên phía chưa dò theo kiểu cuốn chiếu;
+ Dùng thuốn kết hợp với quan sát bằng mắt thường để tìm mìn, vật nổ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (thuốn từ gần đến xa, từ trái qua phải và ngược lại; mũi thuốn nghiêng một góc từ 30° đến 40° so với mặt đất tự nhiên; thuốn theo hình hoa mai các mũi thuốn cách nhau 0,03 m đến 0,05 m, sâu từ 0,07 m đến 0,1 m);
+ Khi có tín hiệu phải thuốn kiểm tra xác định tín hiệu, sau đó tiến hành đào kiểm tra tín hiệu theo đúng kỹ thuật.
Trường hợp tín hiệu là mìn, vật nổ thì xử lý an toàn, thu gom về nơi quy định, nếu không an toàn cho thu gom hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bằng cờ màu đỏ chờ xử lý sau;
Trường hợp tín hiệu không phải là mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định.
+ Khi có nhiều người cùng dò tìm trong một khu vực diện tích thì khoảng cách giữa 2 người gần nhất phải ≥ 15 m.
Lưu ý về quy ước viết tắt:
1. Bom mìn vật nổ: BMVN.
2. Điều tra: ĐT.
3. Khảo sát: KS.
4. Rà phá bom mìn vật nổ: RPBM.
5. Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ: ĐT, KS, RPBM.