Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính được quy định thế nào?
Nội dung chính
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính được quy định thế nào?
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với người khởi kiện hoặc với người bị kiện thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đến thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
Thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Luật này về thủ tục khởi kiện của người khởi kiện.