10:59 - 09/11/2024

Quy định về tính toán công suất tối đa cổng vào hoặc cổng ra bến xe

Quy định về tính toán công suất tối đa cổng vào (hoặc cổng ra) bến xe? Hiện tại, tôi đang làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin pháp luật quy định như thế nào về việc tính toán công suất tối đa cổng vào (hoặc cổng ra) bến xe? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định về tính toán công suất tối đa cổng vào hoặc cổng ra bến xe

    Công thức tính toán công suất tối đa cổng vào (hoặc cổng ra) bến xe được quy định tại Mục 4 Hướng dẫn về phương pháp tính toán công suất bến xe khách do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2729/QĐ-BGTVT năm 2016 như sau:

    4.1. Các số liệu đầu vào để tính toán như sau

    TT

    Nội dung

    Ký hiệu

    Đơn vị

    Cách tính

    1

    Chiều rộng cổng vào bến (hoặc cổng ra)

    W

    mét

    Đo đạc thực tế

    2

    Chiều rộng trung bình của làn xe

    w(r)

    mét

    Chiều rộng tối thiểu của một làn xe vào, ra bến xe là 3,5 mét/làn (Chiều rộng này đã bao gồm chiều rộng trung bình của xe và khoảng cách an toàn hai bên)

    3

    Thời gian vào bến (hoặc ra bến) trung bình của phương tiện

    tv (r)

    phút

    Đo đạc thực tế, tính từ lúc xe bắt đầu vào cổng(hoặc ra cổng) đến lúc phương tiện hoàn toàn đi qua cổng

    4.2. Tính toán công suất cổng vào bến (hoặc cổng ra)

    a) Số lượng làn xe cổng vào bến (hoặc cổng ra)

    nlàn = 

    Trong đó:

    + nlàn: Số lượng làn xe cổng vào bến (hoặc cổng ra) (làn);

    + W: Chiều rộng cổng vào bến (hoặc cổng ra) (m);

    wv(r): Chiều rộng trung bình của làn xe (m).

    * Chú ý: Kết quả tính toán nlàn  số nguyên được làm tròn xuống giá trị nh hơn.

    b) Công suất tối đa của 01 làn xe cổng vào bến (hoặc cổng ra) trong 01 giờ hoạt động

    Trong đó:

    B1 làn: Công suất tối đa của 01 làn xe vào bến (hoặc cổng ra) trong 01 giờ hoạt động (xe/giờ/làn);

    + tv(r): thời gian vào bến trung bình của phương tiện (phút).

    Trường hợp không thực hiện khảo sát để tính toán thì áp dụng thời gian trung bình qua cổng của các loại phương tiện như sau:

    Với phương tiện dài 5,8 m (16 chỗ), t(r) = 0,08 phút;

    Với phương tiện dài 8,3 m (29 chỗ), tv (r) = 0,1 phút;

    Với phương tiện dài 12 m (45 chỗ), tv (r) = 0,17 phút.

    c) Công suất tối đa của cổng vào bến (hoặc cổng ra) trong 01 giờ hoạt động

    Bcv (cr) = B1 làn x nlàn x k

    Trong đó:

    Bcv(cr): Công suất tối đa của cổng vào bến (hoặc cổng ra) trong 01 giờ hoạt động (xe/giờ);

    nlàn: Số lượng làn xe cổng vào bến (hoặc cổng ra);

    + B1 làn: Công suất của 01 làn xe vào bến (hoặc cổng ra) trong 01 giờ hoạt động (xe/giờ/làn);

    k: là hệ số chiết giảm năng lực của các làn xe ở cổng vào (hoặc cổng ra). Khi cổng vào (hoặc cổng ra) có nhiều làn xe, mỗi làn xe không thể đạt tới 100% năng lực thông qua cổng do có hiện tượng các xe phải nhường tránh nhau. Theo kinh nghiệm đề xuất hệ số ảnh hưởng thông qua bến xe (k) như sau:

    • Cổng vào (hoặc cổng ra) có 1 làn xe: k = 1

    • Cổng vào (hoặc cổng ra) có 2 làn xe: k = 0,9

    • Cổng vào (hoặc cổng ra) có 3 làn xe: k = 0,85

    Trên đây là nội dung quy định về công thức tính toán công suất tối đa cổng vào (hoặc cổng ra) bến xe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2729/QĐ-BGTVT năm 2016.

    4