Quy định về niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự?
Nội dung chính
Quy định về niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Việc niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Việc niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành án dân sự 2008 với nội dung như sau:
- Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
- Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.
Theo đó, thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo cũng được quy định tại Điều này là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết bạn nhé. (Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ.).
Trên đây là nội dung giải đáp về thủ tục niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự.
Khi nào được tiến hành niêm yết công khai văn bản thông báo thi hành án dân sự?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Khi nào được tiến hành niêm yết công khai văn bản thông báo thi hành án dân sự? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 42 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết.
=> Như vậy, theo quy định này thì việc niêm yết công khai văn bản thi hành án dân sự có thể được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp đến người đó bạn nhé
Khi nào được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự?
Mọi người hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Khi nào được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
=> Như vậy, theo quy định này thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được Chấp hành viên áp dụng khi cần thiết hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự bạn nhé.
Ngoài ra, tại Điều này còn có quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Cụ thể bao gồm:
- Phong toả tài khoản;
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
- Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Trên đây là nội dung giải đáp về trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Trân trọng!