Quan hệ của các cơ quan quản lý với đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiếp công dân trong quân đội được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Quan hệ của các cơ quan quản lý với đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiếp công dân trong quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10, Điều 11 Thông tư 166/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/02/2022) quy định về mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân và chế độ thực hiện báo cáo của cơ quan tiếp dân như sau:
+ Khi nhận được nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan quản lý nơi tiếp công dân các cấp chuyển đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết xem xét, xử lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết cho cơ quan quản lý nơi tiếp công dân đã chuyển đến.
+ Cơ quan tiếp công dân có quyền theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho cơ quan tiếp công dân đã chuyển đến biết.
+ Trường hợp cơ quan tiếp công dân đã yêu cầu hai lần nhưng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết vẫn không thực hiện hoặc cố tình không chấp hành thì Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân có quyền kiến nghị chỉ huy cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết; đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc biện pháp xử lý của chỉ huy cấp mình.
Chế độ báo cáo
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp công dân tổng hợp, báo cáo công tác tiếp công dân với Thủ trưởng cấp mình và cấp trên theo hướng dẫn về chế độ báo cáo của cấp có thẩm quyền. Khi có vụ việc đột xuất, khẩn cấp, phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.