Thứ 5, Ngày 07/11/2024
11:58 - 28/09/2024

Phong trào thi đua là gì? Có những hình thức tổ chức thi đua nào hiện nay theo quy định của pháp luật?

Phong trào thi đua là gì? Có những hình thức tổ chức thi đua nào hiện nay theo quy định của pháp luật? Có những danh hiệu thi đua cấp nhà nước nào?

Nội dung chính

    Phong trào thi đua là gì?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0601 Phần 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính như sau:

    Khái niệm, phương pháp tính

    Phong trào thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

    Phương pháp tính: Thống kê các phong trào thi đua do cấp trung ương; cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.

    Theo đó, phong trào thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

    Phong trào thi đua là gì? Có những hình thức tổ chức thi đua nào hiện nay theo quy định của pháp luật? (Internet)

    Có những hình thức tổ chức thi đua nào hiện nay theo quy định của pháp luật?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 0601 Phần 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về phân tổ chủ yếu như sau:

    Phân tổ chủ yếu

    - Cấp chủ trì phát động phát động thi đua: Chia làm 3 nhóm: cấp trung ương (Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương); cấp bộ, ban, ngành đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Phạm vi tổ chức thi đua: Chia thành 4 nhóm (Toàn quốc; Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị).

    - Thời hạn thi đua: Chia thành 5 nhóm (dưới 01 năm, 01 năm, từ 01 năm đến dưới 3 năm, từ 03 năm đến dưới 5 năm, từ 5 năm trở lên).

    - Hình thức tổ chức phong trào thi đua: Chia thành 02 nhóm (thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề).

    Theo đó, hiện có 2 nhóm tổ chức phong trào thi đua đó là thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.

    Có những danh hiệu thi đua cấp nhà nước nào?

    Căn cứ theo quy định tại Mục 0602 Phần 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số lượng khen thưởng cấp Nhà nước như sau:

    Số lượng khen thưởng cấp Nhà nước

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cấp Nhà nước là hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Hình thức khen thưởng gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; Kỷ niệm chương; Bằng khen; Giấy khen.

    Danh hiệu thi đua gồm: Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: “Cờ thi đua của Chính phủ”; Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh; “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”; “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; Xã, phường, thị trấn tiêu biểu; Thôn, tổ dân phố văn hóa. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

    Phương pháp tính: Tính số lượng của từng hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cấp Nhà nước và theo từng hạng (nếu có phân hạng). Thời gian tính: Số liệu từ ngày 01/12 năm trước đến ngày 30/11 năm sau.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Theo đơn vị ban hành tờ trình Thủ tướng Chính phủ về khen thưởng (Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

    - Theo đối tượng khen thưởng chia 3 nhóm:

    + Tập thể (trong đó chi tiết số lượng khen thưởng cho doanh nghiệp).

    + Hộ gia đình.

    + Cá nhân: Chia theo 5 nhóm: Lãnh đạo cấp bộ, cấp tỉnh và tương đương trở lên; Lãnh đạo cấp vụ, sở, ngành và tương đương; Doanh nhân; Các cấp lãnh đạo khác từ phó phòng trở lên; Người trực tiếp công tác, lao động, học tập, chiến đấu và phục vụ chiến đấu (công nhân, nông dân, …).

    - Theo phương thức khen thưởng chia 8 nhóm: Các loại huân chương, huy chương; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước; Danh hiệu vinh dự nhà nước; Cờ thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; Các hình thức khen thưởng khác.

    3. Kỳ công bố

    Năm

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ.

    Theo đó, hiện nay, danh hiệu thi đua cấp nhà nước gồm:

    - Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

    - Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: “Cờ thi đua của Chính phủ”; Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh; “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”; “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; Xã, phường, thị trấn tiêu biểu; Thôn, tổ dân phố văn hóa.

    - Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

    Trân trọng!