OKX Pi Network là gì? Pi Network lên sàn ngày 20/2 đúng không?
Nội dung chính
OKX Pi Network là gì?
OKX là một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu, cung cấp nhiều dịch vụ như giao dịch giao ngay, phái sinh và các sản phẩm tài chính khác. Gần đây, OKX đã thông báo về việc niêm yết Pi Network (PI) trên nền tảng của mình.
Pi Network là một nền tảng tiền điện tử cho phép người dùng khai thác Pi thông qua ứng dụng di động, nhằm mục tiêu làm cho việc tiếp cận tiền điện tử trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường. Dự án hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái phi tập trung, nơi người dùng có thể giao dịch và sử dụng Pi trong các ứng dụng thực tế.
Lưu ý: Trước khi tham gia giao dịch hoặc đầu tư vào Pi Network trên OKX, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và cân nhắc các rủi ro liên quan.
OKX Pi Network là gì? Pi Network lên sàn ngày 20/2 đúng không? (Hình từ Internet)
Pi Network lên sàn ngày 20/2 đúng không?
Dự án tiền ảo Pi Network thông báo sẽ chính thức bước vào giai đoạn Open Mainnet, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của dự án.
Đây là thời điểm mà đồng Pi có thể được giao dịch tự do trên các sàn giao dịch lớn giúp người dùng có thể mua bán, chuyển đổi và sử dụng Pi một cách rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên Pi Network có thông tin liên quan đến việc lên sàn. Trước đây, vào cuối năm 2022 và 2023, đã có nhiều sàn giao dịch như Huobi, XT.com, BitMart niêm yết Pi theo dạng IOU (hợp đồng nợ), tức là giao dịch không chính thức do Pi vẫn đang trong giai đoạn Closed Mainnet.
Việc Pi Network lên sàn vẫn cần chờ xác nhận từ Pi Core Team và các sàn giao dịch uy tín để biết liệu Pi có thực sự hỗ trợ giao dịch chính thức hay không.
Cá nhân sử dụng Pi Network để giao dịch tại Việt Nam có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước cũng có hướng dẫn: "tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư."
Theo đó có thể hiểu các dạng tiền ảo như bitcoin, Litecoin,...và cả Pi không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc sử dụng tiền ảo Pi làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh toán như sau
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Như vậy, việc cá nhân sử dụng Pi làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán tại Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng tới 100.000.000 đồng.