15:42 - 13/11/2024

Nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng

Xin chào, tôi đang là cán bộ tại UBND huyện tại tỉnh Hà Giang, được biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn băn về biện pháp lâm sinh. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng

    Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, quy định đối tượng áp dụng biên pháp nuôi dưỡng rừng trồng như sau:

    - Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn;

    - Tỉa thưa là những cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều;

    + Cường độ tỉa thưa theo 04 mức khác nhau: mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/3 đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ cao là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn hơn đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính;

    + Số lần tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ dãn cách từ 03 đến 06 năm phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa thưa lần sau khi rừng đã khép tán sau lần tỉa thưa trước liền kề;

    + Thời điểm tỉa thưa: vào mùa khô hoặc những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng);

    + Kỹ thuật chặt tỉa thưa: chiều cao gốc chặt không quá 2/3 đường kính gốc cây chặt, chọn hướng cây đổ để không ảnh hưởng tới cây giữ lại; không chặt quá 03 cây liền nhau và đảm bảo cây giữ lại phân bố đều trong rừng;

    - Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa: tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây, cành cây to ra khỏi khu rừng; thu dọn cành cây nhỏ, băm thành từng đoạn và dải thành băng, không được đốt; có các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;

    - Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát với thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây;

    - Mật độ cây để lại đến thời điểm khai thác chính từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 10 năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn trên 15 năm;

    - Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 2 Điều này, tùy theo điều kiện lập địa và mức độ thâm canh có thể áp dụng biện pháp bón phân sau khi chặt tỉa thưa. Thời điểm bón phân vào đầu mùa mưa. Loại phân bón, khối lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện lập địa và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng;

    - Các biện pháp kỹ thuật cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.

    Trên đây là quy định về nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng.

    9