08:20 - 28/09/2024

Những quy định nào hạn chế hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài ở Việt Nam?

Công ty quản lý đầu tư chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán khi nào? Công ty chứng khoán có được mua phần vốn góp của công ty chứng khoán khác không?

Nội dung chính

    Những hạn chế đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài ở Việt Nam?

    Cho tôi hỏi chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam trong hoạt động chứng khoán có những hạn chế nào? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới, cảm ơn!

    Trả lời: Căn cứ Điều 91 Luật Chứng khoán 2019 quy định một số hạn chế đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:

    - Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

    - Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    - Không được thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

    - Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình; không được sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.

    Những quy định nào hạn chế hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài ở Việt Nam?(Hình từ Internet)

    Công ty quản lý đầu tư chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán khi nào?

    Tôi đang tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến công ty quản lý đầu tư chứng khoán theo quy định mới, tôi có thắc mắc là công ty quản lý đầu tư chứng khoán sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán trong những trường hợp nào? Nhờ hỗ trợ!

    Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty quản lý đầu tư chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau đây:

    - Không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép; không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 02 năm liên tục;

    - Có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

    - Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019 trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

    - Không khắc phục được các vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019 này trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

    - Giải thể, phá sản, hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập.

    Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!

    Công ty chứng khoán có được mua phần vốn góp của công ty chứng khoán khác không?

    Bên tôi là công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam, dự định sắp tới sẽ mở rộng quy mô bằng cách mua phần vốn của một công ty chứng khoán khác. Cho hỏi công ty tôi có được quyền mua phần vốn góp của công ty chứng khoán không? Nếu được thì mua theo cách nào? Xin cảm ơn!

    Trả lời: Căn cứ Khoản 6 Điều 91 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

    Công ty chứng khoán không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của 01 công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

    - Mua để thực hiện hợp nhất, sáp nhập;

    - Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

    => Như vậy, bên bạn là công ty chứng khoán thì vẫn được quyền mua phần vốn góp của công ty chứng khoán khác, nếu mua để hợp nhất, sáp nhập hoặc để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan (nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.

    4