16:31 - 09/11/2024

Nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước

Chào anh chị tôi đang tìm hiểu các quy định về cán bộ, công chức, viên chức của kiểm toán nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước

    Tại Điều 2 quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2035/QĐ-KTNN năm 2018 quy định nguyên tắc quy hoạch như sau:

    1. Công tác quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, công chức, dự báo được nhu cầu cán bộ, công chức trước mắt và lâu dài.

    Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thực hiện từ dưới lên trên;

    Kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên.

    2. Công tác quy hoạch phải đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định và đúng quy trình.

    3. Quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ, công chức trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.

    4. Phải đánh giá đúng cán bộ, công chức trước khi đưa vào quy hoạch; cán bộ, công chức quy hoạch phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, có uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng phát triển.

    5. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp của Kiểm toán nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Kiểm toán nhà nước; phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, tài năng trong việc giới thiệu cán bộ, công chức quy hoạch.

    6. Quy hoạch phải đảm bảo phương châm "mở" và "động"

    a) Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số công chức và một công chức có thể quy hoạch một số chức danh; giới thiệu cán bộ, công chức vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ, công chức tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch các cán bộ, công chức đang công tác tại đơn vị khác, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng đảm nhiệm được chức danh quy hoạch.

    b) Quy hoạch "động" là định kỳ phải rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ, công chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp, tín nhiệm thấp qua đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng phát triển.

    7. Không quy hoạch chức danh lãnh đạo mà cán bộ, công chức hiện đang đảm nhiệm, các cán bộ, công chức đương nhiệm nếu có triển vọng phát triển thì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn.

    Trên đây là nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước

    18