Thứ 4, Ngày 30/10/2024
08:08 - 24/10/2024

Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp có quyền và trách nhiệm như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp có quyền và trách nhiệm như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và hệ thống Thi hành án Dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018, quy định quyền, trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được uỷ quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp như sau:

    - Được nhân danh Bộ Tư pháp để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này;

    - Có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Bộ Tư pháp tham gia họp báo, cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4; khoản 1 Điều 5 của Quy chế này; trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật;

    - Có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của phóng viên tham dự buổi họp báo. Trường hợp Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn thấy nội dung câu hỏi vượt quá thẩm quyền hoặc chưa rõ, cần phải tham khảo thêm thì có quyền không trả lời ngay và hẹn sẽ trả lời các nội dung này vào thời gian thích hợp;

    - Từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 6 Quy chế này;

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

    - Yêu cầu cơ quan báo chí phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí đó đăng tải thông tin sai sự thật về lĩnh vực do Bộ Tư pháp quản lý.