16:28 - 13/11/2024

Người giám định trong tố tụng hành chính

Người giám định trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và điều này được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Người giám định trong tố tụng hành chính

    Người giám định trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 63 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

    Căn cứ vào đó, người giám định trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

    1. Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần được giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.

    2. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;

    b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;

    c) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định;

    d) Thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;

    đ) Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;

    e) Không được tự mình thu thập tài liệu là đối tượng giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người đã quyết định trưng cầu giám định;

    g) Độc lập đưa ra kết luận giám định; kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ;

    h) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;

    i) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

    3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

    a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

    b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

    c) Đã thực hiện việc giám định đối với cùng một đối tượng cần giám định trong cùng vụ án đó;

    d) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

    đ) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người giám định trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

     

    147
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ