17:56 - 16/09/2024

Người được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn trợ giúp viên pháp lý không? Sinh viên có khó khăn về tài chính có được trợ giúp pháp lý không?

Người được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn trợ giúp viên pháp lý không? Sinh viên có khó khăn về tài chính có được trợ giúp pháp lý không? Các hành vi bị cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?

Nội dung chính

    Người được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn trợ giúp viên pháp lý không?

    Căn cứ tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:

    Quyền của người được trợ giúp pháp lý

    1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
    2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
    3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
    4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
    5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
    6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
    7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
    8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, theo quy định trên người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố.

    Quy định chi tiết một số điều của Luật trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy  tờ trong hoạt động TGPLNgười được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn trợ giúp viên pháp lý không? (Hình ảnh từ Internet)

    Sinh viên có khó khăn về tài chính có được trợ giúp pháp lý không?

    Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý như sau:

    Người được trợ giúp pháp lý

    1. Người có công với cách mạng.
    2. Người thuộc hộ nghèo.
    3. Trẻ em.
    4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
    6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
    7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
    a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
    b) Người nhiễm chất độc da cam;
    c) Người cao tuổi;
    d) Người khuyết tật;
    đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
    e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
    g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
    h) Người nhiễm HIV.
    Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

    Do đó, nếu như sinh viên thuộc một trong những trường hợp: con của liệt sĩ, nhiễm chất độc da cam, khuyết tật, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình, nạn nhân của hành vi mua bán người và nhiễm HIV khi có khó khăn về tài chính thì sẽ được trợ giúp pháp lý.

    Các hành vi bị cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?

    Căn cứ Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

    1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
    a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
    b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
    c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
    d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
    đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
    e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
    2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
    a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
    b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
    c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

    Trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý mà pháp luật quy định.

    2