08:39 - 18/12/2024

Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp nào?

Cho tôi hỏi: Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp nào?

Nội dung chính

    Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
    1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
    a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
    b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
    c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
    2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

    Như vậy theo quy định trên người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp sau:

    - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ.

    - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

    - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp nào?

    Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập tư cách đại diện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Hai công ty có cùng một người đại diện có ký kết hợp đồng với nhau được không?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Phạm vi đại diện
    1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
    a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
    b) Điều lệ của pháp nhân;
    c) Nội dung ủy quyền;
    d) Quy định khác của pháp luật.
    2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

    Như vậy theo quy định trên hai công ty có cùng một người đại diện thì người đại diện đó không được nhân danh hai công ty để ký kết hợp đồng giữa hai công ty, trừ trường hợp có quy định khác.

    Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Thời hạn đại diện
    1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
    2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
    a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
    b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
    3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
    a) Theo thỏa thuận;
    b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
    c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
    d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
    đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
    e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
    g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
    4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
    a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
    b) Người được đại diện là cá nhân chết;
    c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
    d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

    Như vậy theo quy định trên đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    - Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục.

    - Người được đại diện là cá nhân chết.

    - Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

    - Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

    6