11:12 - 18/12/2024

Người bị bạo lực gia đình có các quyền và trách nhiệm gì? Bị bạo lực gia đình thì đến đâu để được hỗ trợ?

Người bị bạo lực gia đình có các quyền và trách nhiệm gì? Bị bạo lực gia đình thì đến đâu để được hỗ trợ? Câu hỏi của bạn T.S ở Gia Lai

Nội dung chính

    Người bị bạo lực gia đình có các quyền và trách nhiệm gì?

    Căn cứ quy đinh khoản 1 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình như sau:

    Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình

    1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

    b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

    c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

    đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

    e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

    g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

    h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

    Như vậy, người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

    - Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

    - Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

    - Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

    - Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

    - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

    Người bị bạo lực gia đình có các quyền và trách nhiệm gì? Bị bạo lực gia đình thì đến đâu để được hỗ trợ?

    Người bị bạo lực gia đình có các quyền và trách nhiệm gì? Bị bạo lực gia đình thì đến đâu để được hỗ trợ? (Hình từ Internet)

    Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?

    Căn cứ vào Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:

    - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

    - Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    - Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    - Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

    - Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

    - Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    - Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    - Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

    - Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

    - Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp

    - Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi

    - Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình

    - Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác

    - Cô lập, giam cầm thành viên gia đình

    - Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

    Lưu ý: những hành vi trên được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình.

    Người bị bạo hành gia đình có thể tìm kiếm đến những cơ sở nào để được trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình?

    Căn cứ Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

    Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

    2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

    a) Địa chỉ tin cậy;

    b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Cơ sở trợ giúp xã hội;

    d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

    e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

    Người bị bạo hành gia đình có thể tìm kiếm đến những cơ sở sau để được trợ giúp:

    - Địa chỉ tin cậy

    - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    - Cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    - Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

    - Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

    58
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ