Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH: Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025
Nội dung chính
Đối tượng áp dụng của Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025
Ngày 10/01/2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH áp dụng cho những đối tượng sau đây:
- Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
+ Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
- Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Hiệu lực thi hành của Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025; các quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/1/2025.
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết.
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH: Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025 (Hình từ Internet)
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH: Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH, việc điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025 áp dụng từ 01/01/2025
Bảng 1: Hệ số trượt giá tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Bảng 2: Hệ số trượt giá thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Tải về: Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH
Người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định trường hợp người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc như sau:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Theo đó, người lao động sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc trong các trường hợp sau:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH bắt buộc tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc.
Khoảng thời gian này được xem là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.