15:04 - 13/11/2024

Mức lương cơ sở qua các năm là bao nhiêu?

Cho hỏi: Tổng hợp cho tôi mức lương cơ sở qua các năm?

Nội dung chính

    Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính gì?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định về mức lương cơ sở cụ thể như sau:

    Mức lương cơ sở

    1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

    a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

    b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

    c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

    2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

    ...

    Theo đó, có thể hiểu lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương của cán bộ, công chức, viên chức,... bao gồm lương, mức phụ cấp và các chế độ khác.

    Bên cạnh đó lương cơ sở còn dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, lương cơ sở còn dùng để tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

    Tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm?

    Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.

    Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm, cụ thể:

    Thời điểm áp dụng

    Lương cơ sở (đồng/tháng)

    Mức tăng (đồng/tháng)

    Căn cứ pháp lý

    Từ 01/10/2004 - hết 30/9/2005

    290.000

    -

    Nghị định 203/2004/NĐ-CP

    Từ 01/10/2005 - hết 30/9/2006

    350.000

    60.000

    Nghị định 118/2005/NĐ-CP

    Từ 01/10/2006 - hết 31/12/2007

    450.000

    100.000

    Nghị định 94/2006/NĐ-CP

    Từ 01/01/2008 - hết 30/4/2008

    540.000

    90.000

    Nghị định 166/2007/NĐ-CP

    Từ 01/5/2009 - hết 30/4/2009

    650.000

    110.000

    Nghị định 33/2009/NĐ-CP

    Từ 01/5/2010 - hết 30/4/2011

    730.000

    80.000

    Nghị định 28/2010/NĐ-CP

    Từ 01/5/2011 - hết 30/4/2012

    830.000

    100.000

    Nghị định 22/2011/NĐ-CP

    Từ 01/5/2012 - 30/6/2013

    1.050.000

    220.000

    Nghị định 31/2012/NĐ-CP

    Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016

    1.150.000

    100.000

    Nghị định 66/2013/NĐ-CP

    Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017

    1.210.000

    60.000

    Nghị định 47/2016/NĐ-CP

    Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018

    1.300.000

    90.000

    Nghị định 47/2017/NĐ-CP

    Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019

    1.390.000

    90.000

    Nghị định 72/2018/NĐ-CP

    Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2019

    1.490.000

    100.000

    Nghị định 38/2019/NĐ-CP

    Từ 01/7/2023 trở đi

    1.800.000

    310.000

    Nghị định 24/2023/NĐ-CP

    Khi mức lương cơ sở tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa của người lao động có tăng không?

    Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

    Mức đóng

    Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

    1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

    Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

    2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

    3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

    4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

    5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

    Như vậy, mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

    Do đó, có thể khẳng định khi mức lương cơ sở tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa của người lao động cũng sẽ tăng lên theo.

    10