10:00 - 22/10/2024

Mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức từ 01/7/2020 được quy định như thế nào?

Mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức từ ngày 01/7/2020 có trách nhiệm và nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ an ninh?

Nội dung chính

    Mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức từ 01/7/2020 được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 10 Thông tư 29/2020/TT-BQP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:

    - Quan hệ với đảng ủy (chi bộ) cùng cấp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;

    - Quan hệ với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức) là quan hệ cấp dưới với cấp trên về công tác quốc phòng, quân sự;

    - Quan hệ với chỉ huy trưởng, chính ủy (chính trị viên) cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là quan hệ chịu sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự;

    - Quan hệ với bộ tư lệnh quân khu, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện nơi ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, ban chỉ huy quân sự ngành dọc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;

    - Quan hệ với chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;

    - Quan hệ với phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;

    - Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ ở địa phương thuộc lĩnh vực quản lý là quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự liên quan;

    - Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ thuộc cơ quan, tổ chức mình là quan hệ chỉ đạo, chỉ huy.

    2