10:48 - 06/11/2024

Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?

Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì? Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục là gì?

Nội dung chính

    Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?

    1. Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?  

    Tại Điều 47 Luật giáo dục 2019 quy định loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, như sau: 

    1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

    a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

    b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

    Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;

    c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

    Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.

    2. Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    a) Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

    b) Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;

    c) Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;

    d) Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.

    3. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 48. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân

    1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.

    Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo khi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục thì được cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm trường công lập do Nhà nước đầu tư, trường dân lập, trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư.

    2. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục là gì?

    Căn cứ Điều 49 Luật giáo dục 2019 quy định như sau: 

    1. Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.

    Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

    2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

    b) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

    c) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

    d) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

    3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.

    Như vậy, để được thành lập và hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng được đầy đủ tất cả các điều kiện nêu trên mới có thể thành lập nhà trường và hoạt động giáo dục. 

    21