Lễ hội Dinh Cô Long Hải là ngày nào? Lễ hội Dinh Cô Long Hải có phải là ngày lễ lớn không?
Nội dung chính
Lễ hội Dinh Cô Long Hải là ngày nào?
Lễ hội Dinh Cô Long Hải là một lễ hội văn hóa tâm linh lớn của ngư dân vùng biển Nam Bộ, tổ chức tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là dịp để ngư dân bày tỏ lòng biết ơn với biển cả, cầu mong mưa thuận gió hòa, bình an và mùa màng bội thu.
Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 10/2-12/2 (âm lịch) với các nghi lễ trang nghiêm như lễ rước Cô trên biển, lễ dâng hương và cúng tế tại Dinh Cô. Lễ hội Dinh Cô năm 2025 diễn ra vào ngày 9/3-11/3 dương lịch, đây là lễ hội nước lớn kéo dài 3 ngày liên tục với nhiều sự kiện văn hóa.
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như đờn ca tài tử, thi thả diều, và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.
Lễ hội Dinh Cô Long Hải (hay còn gọi là vía Cô) là một trong những lễ hội lớn của ngư dân vùng biển Nam Bộ, kết hợp tín ngưỡng thờ Mẫu và tục thờ cúng Thần biển. Lễ hội được tổ chức tại Di tích lịch sử quốc gia văn hóa Dinh Cô ở Long Hải, huyện Long Điền, nhằm cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa và mùa biển bội thu.
Dinh Cô, nơi diễn ra lễ hội, là một di tích linh thiêng gắn với truyền thuyết về Cô – một thiếu nữ bị đắm tàu và được người dân tôn vinh như vị thần bảo hộ ngư dân trên biển. Với giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vào ngày 2/3/2023, Sở Văn hóa - Thể thao và UBND huyện Long Điền đã tổ chức lễ công bố quyết định đưa lễ hội vào danh mục này.
Lễ hội Dinh Cô Long Hải là ngày nào? (Hình từ Internet)
Lễ hội Dinh Cô Long Hải có phải là ngày lễ lớn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định, ngày Dinh Cô không phải ngày lễ lớn của nước Việt Nam nhưng ngày này được xem là một trong những lễ hội nước lớn nhất của người dân ven biển Nam Bộ, được người dân nơi đây vô cùng kính trọng.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Việc tổ chức Lễ hội Dinh Cô nhằm mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Lễ hội tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, những nhân vật lịch sử và những người có đóng góp to lớn trong quá trình hình thành, phát triển đất nước.
Khi tổ chức lễ hội, cần đảm bảo tính trang nghiêm, bảo tồn các giá trị truyền thống, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.