Gây thoái hóa đất trồng lúa là như thế nào?Nội dung điều tra, đánh giá và nội dung quan trắc chất lượng thoái hóa đất trồng lúa bao gồm những gì?

Gây thoái hóa đất trồng lúa là như thế nào?Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là không gây thoái hóa đất trồng lúa phải không?

Nội dung chính

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là như thế nào?

    Tại khoản 40 Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định thoái hóa đất là tình trạng đất bị thay đổi đặc tính, tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động của điều kiện tự nhiên, con người.

    Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là như thế nào?Nội dung điều tra, đánh giá và nội dung quan trắc chất lượng thoái hóa đất trồng lúa bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là không gây thoái hóa đất trồng lúa phải không?

    Theo quy định pháp luật nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

    - Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018;

    - Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;

    - Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;

    - Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;

    - Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;

    - Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

    Vì vậy, việc không gây thoái hóa đất trồng lúa là một trong những nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa.

    (Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP)

    Nội dung điều tra, đánh giá và nội dung quan trắc chất lượng thoái hóa đất trồng lúa bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 53 Luật Đất đai 2024 quy định về nội dung điều tra, đánh giá và nội dung quan trắc chất lượng thoái hóa đất trồng lúa bao gồm:

    - Nội dung điều tra, đánh giá thoái hóa đất bao gồm:

    + Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích đất bị thoái hóa, đất chưa sử dụng theo từng loại hình thoái hóa gồm: đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.

    + Xác định xu hướng, nguyên nhân và dự báo nguy cơ thoái hóa đất.

    + Khoanh vùng các khu vực đất bị thoái hóa cần xử lý, cải tạo và phục hồi.

    + Lập bộ bản đồ thoái hóa đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu thoái hóa đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Nội dung quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất bao gồm:

    + Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.

    + Xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc.

    + Theo dõi diễn biến chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi bất thường.

    + Cập nhật dữ liệu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất vào cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Như vậy, nội dung điều tra, đánh giá và quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất trồng lúa bao gồm các hoạt động quan trọng nhằm nhận diện, phân tích và theo dõi tình trạng thoái hóa đất. Cụ thể, điều tra, đánh giá thoái hóa đất bao gồm khoanh vùng và xác định diện tích đất bị thoái hóa theo từng loại hình (suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa, v.v.), xác định nguyên nhân và xu hướng thoái hóa, đồng thời lập bản đồ thoái hóa đất và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Về phần quan trắc, việc xây dựng mạng lưới điểm quan trắc cố định, xác định các chỉ tiêu và tần suất quan trắc, theo dõi sự biến đổi chất lượng đất và cảnh báo sớm các nguy cơ ô nhiễm, thoái hóa là rất cần thiết. Những dữ liệu thu thập từ công tác quan trắc sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia, giúp hỗ trợ quá trình ra quyết định về bảo vệ và phục hồi đất trồng lúa.

    28