22:42 - 04/01/2025

Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có bị cách chức không?

Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có bị cách chức không? Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả bị phạt bao nhiêu? có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nội dung chính

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có bị cách chức không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định cán bộ, công chức như sau:

    Cán bộ, công chức
    1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    ...

    Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức bao gồm:

    Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
    1. Áp dụng đối với cán bộ
    a) Khiển trách.
    b) Cảnh cáo.
    c) Cách chức.
    d) Bãi nhiệm.
    2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
    a) Khiển trách.
    b) Cảnh cáo.
    c) Hạ bậc lương.
    d) Buộc thôi việc.
    ...

    Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:

    Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
    Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
    2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
    3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
    4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

    Như vậy, đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

    >>Xem thêm: Sử dụng chứng chỉ Toeic giả bị xử lý như thế nào?

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có bị cách chức không?

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có bị cách chức không? (Hình từ Internet)

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả bị phạt bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

    Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
    b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
    c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
    b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
    4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

    Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:

    Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
    ...
    3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
    ...
    b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.Bổ sung
    ...

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả được hiểu là những người không đáp ứng các điều kiện về quy trình thi và cấp các loại chứng chỉ theo quy định.

    Như vậy, cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Cụ thể các khung hình phạt như sau:

    (1) Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    - Có tổ chức;

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

    - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    - Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

    - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Như vậy, cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

    35