Làm giả giấy tờ, hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Nội dung chính
Làm giả giấy tờ, hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự 1999:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp, bạn nói thì mặc dù người bạn làm không vì mục đích cá nhân, đơn thuần là nhận lệnh từ sếp. Hiện tại, công an còn đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, tuy nhiên vì bạn không được biết về việc thực hiện hành vi lừa đảo của anh A, không có sự câu kết với anh A để thực hiện hành vi trên cho nên sẽ không bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặc dù vậy, với hành vi làm giả giấy tờ để đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Bởi vì, xét theo phương diện pháp luật, bạn là người trực tiếp soạn thảo, kí xác nhận vào biên bản họp để thành lập chi nhánh của công ty tại Hưng Yên với tư cách là Thư ký khi mà bạn không hề biết là cuộc họp này có diễn ra hay không mặc dù bạn là người phải biết.
Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Như vậy, bạn có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi trên. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự rồi mới đưa ra phán quyết đối với hành vi phạm tội của bạn.