Kinh doanh hàng hóa thực phẩm tươi, sống có cần ghi nhãn hàng hóa không?
Nội dung chính
Kinh doanh hàng hóa thực phẩm tươi, sống có cần ghi nhãn hàng hóa không?
Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định những loại hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
h) Hàng hóa đã qua sử dụng;
i) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu như hàng hóa thực phẩm tươi, sống mà bạn kinh doanh không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì bạn không cần phải ghi nhãn hàng hóa.
Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam được ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam được ghi nhãn như sau:
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.
Trên đây là quy định về cách ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam, chỉ trừ hàng hóa là trang thiết bị y tế thì có quy định ghi nhãn hàng hóa khác so với những hàng hóa còn lại.