07:14 - 31/12/2024

Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao?

Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương cấp bao nhiêu của Khung tham chiếu chung Châu Âu? bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao?

Nội dung chính

    Khung năng lực tiếng Việt được dùng để làm gì?

    Căn cứ Mục I Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (sau đây gọi là Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV) được dùng để:

    - Làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài.

    - Làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy; biên soạn hoặc lựa chọn học liệu; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo.

    - Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo.

    - Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình.

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR).

    >>Xem thêm: Mô tả chung về kỹ năng viết của khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài gồm nội dung ra sao?

    >>Xem thêm: Mô tả phần ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu của khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài gồm các nội dung gì?

    >>Xem thêm: Khung năng lực tiếng Việt và khung tham chiếu chung Châu Âu có mức độ tương thích như thế nào?

    Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao?

    Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao? (Hình từ Internet)

    Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương cấp bao nhiêu của Khung tham chiếu chung Châu Âu?

    Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:

    Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao? (Hình từ Internet)

    Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ.

    Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài ra sao?

    Căn cứ khoản 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau:

    1. Mô tả chung về kỹ năng nghe

    - Nghe và hiểu được bài phát biểu, diễn văn sử dụng ngôn từ chuẩn, trực tiếp hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình về các chủ đề khác nhau thường gặp trong cuộc sống cá nhân, xã hội, trong khoa học và giáo dục đào tạo. Chỉ gặp khó khăn khi bị nhiễu, có tiếng ồn xung quanh, cấu trúc văn bản không đầy đủ hoặc có sử dụng thành ngữ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu.

    - Nghe hiểu được ý chính của bài phát biểu (trình bày bằng một phương ngữ phổ thông) với lời nói phức tạp, chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các cuộc thảo luận có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của người học.

    - Theo dõi được bài phát biểu có mở rộng thêm ngoài nội dung chính và cuộc thảo luận có chủ đề hợp lý, quen thuộc, có cấu trúc rõ ràng.

    2. Nghe hội thoại giữa những người Việt

    - Theo dõi kịp hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện giữa những người Việt.

    - Có khả năng nắm bắt được phần lớn những gì nghe thấy, mặc dù còn có khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số cuộc hội thoại hay độc thoại khi người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp.

    - Theo dõi và hiểu được các cuộc hội thoại hay độc thoại tự nhiên và linh hoạt của người Việt.

    3. Nghe trình bày và thảo luận

    Theo dõi được các nội dung chính của những bài giảng, cuộc đàm thoại, các báo cáo trình bày nội dung chuyên môn học thuật sử dụng ngôn ngữ khá phức tạp.

    4. Nghe thông báo, hướng dẫn

    Hiểu được các thông báo về một việc/một vấn đề cụ thể hay trừu tượng được nói bằng phương ngữ phổ thông ở tốc độ bình thường.

    5. Nghe đài và xem truyền hình

    - Hiểu được bản ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông về những vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hoặc học thuật, xác định được nội dung thông tin, quan điểm và thái độ của người nói.

    - Hiểu được hầu hết các bài nói trên đài phát thanh, hầu hết các đoạn ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông và xác định được thái độ của người nói.

    Như vậy, người nước ngoài được đáp giá chuẩn bậc 4 Khung năng lực tiếng Việt khi đáp ứng được các yêu cầu trên.

    Mô tả chung về kỹ năng viết của khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài gồm nội dung ra sao?

    Nội dung mô tả chung về kỹ năng viết của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định tại Điểm 2.4.1, Khoản 2.4, Mục 2, Phần III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau: 

    Bậc

    Mô tả cụ thể

    Bậc 1

    Viết được những cụm từ, câu đơn ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

    Bậc 2

    Viết được các mệnh đề, câu đơn nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì.

    Bậc 3

    Viết được đoạn, bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực mà mình quan tâm theo trật tự logic nhất định.

    Bậc 4

    Viết được bài chi tiết, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc, nhiều lĩnh vực quan tâm khác nhau, biết tổng hợp, đánh giá thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau.

    Bậc 5

    Viết được bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, biết làm nổi bật những ý quan trọng, biết mở rộng và củng cố quan điểm ở một số đoạn bằng những chứng cứ, ví dụ cụ thể và kết thúc bài viết với một kết luận phù hợp.

    Bậc 6

    Viết được bài rõ ràng, bố cục logic, chặt chẽ, văn phong phù hợp, trôi chảy về nhiều lĩnh vực phức tạp, giúp người đọc nhận ra những điểm quan trọng trong bài một cách dễ dàng.

     

    31