09:36 - 18/12/2024

Khi nào người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng?

Khi nào người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng?

Nội dung chính

    Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định như sau:

    Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
    ....
    3. Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
    a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
    b) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
    c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
    d) Phương thức, thời hạn thanh toán;
    đ) Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
    e) Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
    g) Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
    h) Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
    i) Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
    k) Phương thức giải quyết tranh chấp;
    l) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.

    Theo đó, hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản theo quy định trên.

    Khi nào người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng?

    Khi nào người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng?

    Người tiêu dùng làm mất hợp đồng theo mẫu thì có được yêu cầu người bán cung cấp lại bản sao hợp đồng không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định như sau:

    Thực hiện hợp đồng theo mẫu
    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng trước khi giao kết hợp đồng theo mẫu.
    2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu từ người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng.
    3. Hợp đồng theo mẫu phải được tổ chức, cá nhân kinh doanh công khai theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) để người tiêu dùng biết về nội dung của hợp đồng trước khi người tiêu dùng giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hoạt động đặt cọc, thanh toán trước khi hợp đồng được giao kết

    Theo như quy định trên, người tiêu dùng làm mất hợp đồng theo mẫu thì có thể yêu cầu người bán cung cấp bản sao hợp đồng.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu từ người tiêu dùng, người bán phải cung cấp bản sao hợp đồng.

    Khi nào người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng?

    Căn cứ tại Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định như sau:

    Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có số lượng lớn người tiêu dùng mua, sử dụng thường xuyên, liên tục, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng.
    Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều này.
    2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp được người tiêu dùng ủy quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
    3. Việc xác định hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ, sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã xác lập với người tiêu dùng trong giao dịch cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
    4. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cửa mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều này.
    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo như quy định trên, người bán phải đăng ký hợp đồng theo mẫu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng trong trường hợp người bán có số lượng lớn người tiêu dùng mua, sử dụng thường xuyên, liên tục, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng.

    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

    128
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ