16:15 - 03/10/2024

Khám chữa bệnh đúng tuyến nhưng bệnh viện vẫn bắt cùng chi trả giải quyết như thế nào?

Khám chữa bệnh đúng tuyến nhưng bệnh viện vẫn bắt cùng chi trả giải quyết như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Khám chữa bệnh đúng tuyến nhưng bệnh viện vẫn bắt cùng chi trả giải quyết như thế nào?

    Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 tại Điều 22 khoản 1 mục c

     Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
    100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

    Như bạn trình bày , BHXH tỉnh Bình Dương đã cấp giấy xác nhận không cùng chi trả trong năm 2015 cho mẹ của bạn thì khi đi khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT thì sẽ không thực hiện cùng chi trả ( 20%) nữa.
    Trong trường hợp này, mẹ của bạn đi khám tại BV Việt Thắng khu vực Thủ Đức, qua tra lục thông tin các cơ sở khám chữa bệnh BHYT khu vực Thủ Đức thì BV Việt Thắng ( thuộc tổng Cty CP Việt Thắng) là cơ sở y tế cơ quan chỉ phát hành thẻ cho nhân viên Cty, như vậy mẹ của bạn đi khám trái tuyến và thực hiện thanh toán đồng chi trả là đúng quy định.
    Theo quy định của Luật BHYT 2015 trường hợp đi khám trái tuyến ( không đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu) được quy định.
    - Bệnh viện tuyến Trung ương thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú;
    - Bệnh viện tuyến Tỉnh thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú;
    - Bệnh viện tuyến Huyện thanh toán 70% chi phí điều trị nội trú, ngoại trú;

    4