09:54 - 11/11/2024

Kết luận giám định pháp y tâm thần bệnh chậm phát triển tâm thần (F70 - F79) được quy định như thế nào?

Kết luận giám định pháp y tâm thần bệnh chậm phát triển tâm thần (F70 - F79) được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Kết luận giám định pháp y tâm thần bệnh chậm phát triển tâm thần (F70 - F79) được quy định như thế nào?

    Kết luận giám định pháp y tâm thần bệnh chậm phát triển tâm thần (F70 - F79) được quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

    Kết luận về y học:

    Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:

    a) Họ và tên;

    b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:

    - Chậm phát triển tâm thần nhẹ (F70):

    + Người bệnh có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã hội ở giai đoạn trước tuổi đi học;

    + Hầu hết có khả năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân và làm các việc đơn giản trong gia đình;

    + Thường gặp khó khăn chính trong học tập lý thuyết;

    + Lúc trưởng thành có khả năng nghề nghiệp và quan hệ xã hội đủ để tự lập, nhưng gặp phải khó khăn trong việc xử lý các tình huống;

    + Chỉ số IQ trong phạm vi từ 50 - 69.

    - Chậm phát triển tâm thần vừa (F71):

    + Ở tuổi trước khi đi học, bệnh nhân có thể nói hoặc học cách quan hệ xã hội, nhưng thường ít thấu hiểu các quy tắc xã hội;

    + Họ có thể được hướng dẫn để tự chăm sóc bản thân nhưng cần có sự giám sát;

    + Một số đối tượng học được kỹ năng cơ bản cần thiết để đọc và viết;

    + Ở tuổi trưởng thành họ có thể làm được một số công việc giản đơn nếu có người giám sát chặt chẽ. Hiếm khi họ có thể sống độc lập hoàn toàn, nhưng có thể đi lại dễ dàng và hoạt động cơ thể tốt;

    + Chỉ số IQ trong phạm vi từ 35 - 49.

    - Chậm phát triển tâm thần nặng (F72):

    + Giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh kém phát triển về vận động và ngôn ngữ, rất ít hoặc không có khả năng giao tiếp;

    + Ở giai đoạn đi học có thể học nói và hiểu biết những vấn đề sơ đẳng, thường không có khả năng học nghề;

    + Giai đoạn trưởng thành chỉ làm được những việc đơn giản nhưng cần có sự giám sát chặt chẽ;

    + Hầu hết người bệnh có biểu hiện rõ rệt về tật chứng vận động hoặc các thiếu sót kết hợp khác;

    + Chỉ số IQ trong phạm vi từ 20 - 34.

    - Chậm phát triển tâm thần trầm trọng (F73):

    + Rất kém phát triển về chức năng vận động;

    + Hầu hết chỉ có khả năng giao tiếp thô sơ không lời;

    + Rất hạn chế trong việc hiểu và tuân theo các yêu cầu hoặc chỉ dẫn và khả năng chăm sóc bản thân;

    + Cần được theo dõi chăm sóc ở các cơ sở y tế đặc biệt và chịu sự giám sát thường xuyên;

    + Thường có các thiếu sót trầm trọng về thần kinh và cơ thể;

    + Chỉ số IQ < 20.

    Lưu ý: Chỉ số IQ chỉ mang tính chất hỗ trợ chẩn đoán.

     

    237
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ