18:30 - 14/11/2024

Hướng dẫn tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng đối với nhà giáo như thế nào?

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Hướng dẫn tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng đối với nhà giáo như thế nào? Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính từ năm nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo:

    Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

    1. Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

    2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

    3. Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

    Như vậy, các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, bao gồm:

    (1) Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, bao gồm:

    - Viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07)

    - Viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09)

    (2) Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

    Lưu ý: Các đối tượng không thuộc các đối tượng trên mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 thì không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

    Hướng dẫn tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng đối với nhà giáo như thế nào?

    Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:

    Mức phụ cấp thâm niên

    1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

    ...

    3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

    Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng X Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ X Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

    Theo như quy định thì mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng cho đối với nhà giáo sẽ được tính dựa trên các yêu tố như sau:

    - Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

    - Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

    - Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

    Từ đó, có cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng cho đối với nhà giáo như sau:

    Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng X Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ X Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

    Theo đó thì nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

    Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính từ năm nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định mức phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:

    Mức phụ cấp thâm niên

    1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

    2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    ...

    Như vậy, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục được hưởng phụ cấp thâm niên khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng).

    Trân trọng!

    273
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ