11:32 - 18/12/2024

Hướng dẫn thực hiện các đề án, kế hoạch phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải sinh hoạt trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

Việc xây dựng nông thôn mới thì phải đi đôi với bảo việc môi trường. Vậy việc thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải được hướng dẫn như thế nào?

Nội dung chính


    Phải dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong việc xây dựng nông thôn mới?

    Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thành phần Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

    - Xây dựng và phê duyệt Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện, gồm các hoạt động sau:

    + Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng phát sinh, thực trạng tình hình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải trên địa bàn;

    + Dự báo khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất phương án kỹ thuật phù hợp để phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải sinh hoạt;

    + Xây dựng phương án thực hiện việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt (bao gồm xác các hoạt động cần phân bổ kinh phí, hạng mục công trình cần đầu tư; trang thiết bị, hóa chất, nhân lực cần thiết để thực hiện);

    + Xác định lộ trình thực hiện, phân công trách nhiệm; trình phê duyệt để tổ chức thực hiện. Chú trọng xác định vai trò, trách nhiệm để huy động sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể và người dân đối với công tác vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom và xử lý chất thải khu vực nông thôn.

    Theo đó, việc xây dựng và phê duyệt đề án, kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên. Trong đó, việc xây dựng đề án phải dự báo được khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất phương án phân loại, thu gọm, vận chuyển,…

    Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các đề án, kế hoạch phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải sinh hoạt trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

    Hướng dẫn thực hiện các đề án, kế hoạch phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải sinh hoạt trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

    Đầu tư các phương tiện lưu chứa rác tại khu vực công cộng phải bảo đảm mỹ quan và thân thiện với môi trường?

    Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thành phần Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

    - Triển khai thực hiện Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện:

    + Xây dựng quy định chi tiết về quản lý chất thải hộ gia đình và cá nhân; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; quy định hình thức và mức kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương.

    + Đầu tư các hạng mục công trình nhằm thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải, bao gồm hạ tầng các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị lưu chứa rác tại khu vực công cộng đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan;

    + Xây dựng quy định, quy chế và giao trách nhiệm tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; hình thành và hoàn thiện các phương thức thu gom phù hợp với đặc thù của từng địa phương;

    + Xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng hoạt động phân loại, tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải tại nguồn phát sinh (theo các cấp từ hộ gia đình, cụm dân cư, xã, huyện…);

    + Đầu tư xây dựng mô hình/khu xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện hoặc liên huyện, áp dụng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    + Áp dụng hoặc xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn vốn của cộng đồng, xã hội vào quản lý chất thải rắn; thực hiện ưu đãi đầu tư để đẩy mạnh tư nhân hóa trong quản lý chất thải rắn ở các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý; cộng đồng là chủ thể thực hiện công tác quản lý chất thải rắn; doanh nghiệp (tổ chức) tham gia quản lý chất thải rắn thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của Nhà nước;

    + Tổ chức và bố trí kinh phí duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thông qua thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổ chức hỗ trợ hoạt động cộng đồng tham gia công tác vệ sinh môi trường.

    Theo đó, việc triển khai xây dựng các đề án, kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

    Những khu vực nào thường tập trung nhiều nguồn thải và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong việc xây dựng nông thôn mới?

    Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thành phần Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

    - Khu vực tập trung nhiều nguồn thải bao gồm: khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề, khu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung.

    - Khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải, nước mặt bị ô nhiễm cần được xử lý, phục hồi và cải thiện môi trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

    - Khu vực ô nhiễm môi trường đất được đánh giá, xác định theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

    Theo đó, những khu vực như khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề, khu chăn nuôi và nuôi trồng thủysản tập trung là những nơi tập trung nhiều nguồn thải khi xây dựng nông thôn mới.

    Những biện pháp nào được dùng để kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường khi xây dựng nông thôn mới?

    Căn cứ vào tiểu mục 3.2 Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thành phần Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

    - Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.

    - Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

    - Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

    - Tổ chức quan trắc, theo dõi chất lượng môi trường sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.

    Theo đó, các biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiêm môi trường khi xây dựng nông thôn mới được thực hiện như khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

    57
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ