17:17 - 27/09/2024

Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Tỷ lệ hao hụt tối đa của vị thuốc trong chế biến và bảo quản được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào?

    Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2017/TT-BYT về quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó: 

    Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia quy định tại Điều 4 Thông tư này làm căn cứ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tính toán giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.

    Trong quá trình mua vị thuốc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hóa đơn mua vị thuốc phải thể hiện rõ tình trạng chế biến vị thuốc: ở dạng chưa chế biến, đã sơ chế hoặc đã chế biến để làm căn cứ tính toán và áp dụng danh mục tỷ lệ hao hụt cho phù hợp với thực tế.

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh mục vị thuốc y học cổ truyền theo mẫu tại Phụ lục 01, Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và gửi cơ quan bảo hiểm y tế, đồng thời cung cấp các tài liệu liên quan đến việc ghi chép theo dõi công tác chế biến vị thuốc của năm trước liền kề (Phụ lục 2- Sổ theo dõi công tác chế biến vị thuốc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BYT ngày 14 tháng02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để xây dựng danh mục vị thuốc trong chế biến, bào chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Căn cứ vào tình trạng dược liệu khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua (chưa sơ chế, đã sơ chế, đã phức chế) và yêu cầu sử dụng đối với dược liệu (sơ chế, phức chế), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng tỷ lệ hao hụt của vị thuốc sau chế biến theo số liệu hồ sơ của các lô, mẻ chế biến tại đơn vị.

    Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào phương pháp chế biến, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc, tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp để thanh toán tỷ lệ hao hụt theo thực tế trong chế biến nhưng không cao hơn tỷ lệ hao hụt tối đã quy định tại Thông tư này.

    Thanh toán chi phí hao hụt vị thuốc trong thanh toán bảo hiểm y tế: căn cứ giá mua của vị thuốc theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hóa đơn mua dược liệu phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu khi mua), tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến thực tế, tỷ lệ hao hụt trong bảo quản và cân chia, được xác định theo công thức sau:

    Trong đó:

    + P1: Giá mua của vị thuốc.

    + P2: Giá vị thuốc bao gồm chi phí hao hụt trong thanh toán bảo hiểm y tế.

    + H1: Tỷ lệ hao hụt thực tế trong quá trình chế biến tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    + H2: Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia theo quy định tại Thông tư này.

     

    2