08:28 - 18/12/2024

Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật không? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

Cho tôi hỏi: Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật không? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

Nội dung chính

    Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về các người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

    Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
    1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
    2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
    a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
    d) Hội liên hiệp phụ nữ.
    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

    Như vậy, theo quy định thì Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm các nội dung sau:

    - Không đủ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    - Một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự;

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật không? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

    Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật không? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

    Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

    Tại Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

    Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
    1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
    2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
    3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

    Theo đó, hậu quả pháp lý khi hủy kết hôn trái pháp luật được xác định như sau:

    - Khi hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

    - Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

    - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như sau:

    + Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    + Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

    05 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay có các nguyên tắc sau:

    - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

    - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    - Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

    - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

    - Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

    161
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ