13:53 - 13/11/2024

Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật?

Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật?

Nội dung chính

    Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật?

    Cũng như tội cướp tài sản, hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt không phải là yêu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cốc người làm con tin là tội phạm đã hoàn thành, Tuy nhiên, nếu gây hậu quả tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
     
    Trường hợp phạm tội chưa bắt cóc được người là con tin vì những lý do khác nhau, thì thuộc trường hợp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội ( chuẩn bị phương tiện, dụng cụ...để bắt cóc nhưng bắt không được ), nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 134 thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì khoản 1 Điều 134 chỉ là tội phạm nghiêm trọng và theo quy định Điều 17 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
     
    Cũng như đối với các tội cướp tài sản, hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt có thể là tài sản nhưng cũng có thể là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Khi xác định hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây ra mới là hậu quả do hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây ra mới là hậu quả của tội bắt cóc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ( có mối  quan hệ nhận quả giữa hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với hậu quả xảy ra ). Nếu hậu quả xảy ra không phải do hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây ra, thì không coi là hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mà tùy vào từng trường hợp phạm tội có thể bị truy cứu về một tội phạm khác.

    5