Hành vi mua sắm tài sản công khi không có quyết định của cơ quan thẩm quyền được hiểu như thế nào?
Nội dung chính
Hành vi mua sắm tài sản công khi không có quyết định của cơ quan thẩm quyền được hiểu như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2020/TT-BTC (Có hiệu lực từ 02/06/2020) quy định hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền được hiểu như sau:
Hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là hành vi tại thời điểm ký Hợp đồng mua sắm (đối với trường hợp phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) hoặc tại thời điểm ghi trên Hóa đơn bán hàng (đối với trường hợp không phải ký Hợp đồng theo quy định của pháp luật) không có Quyết định về mua sắm tài sản công của cấp có thẩm quyền. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 (sau đây gọi là Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.