11:45 - 11/11/2024

Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?

Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu? Việc khám sức khỏe theo Thông tư 32/2023/TT-BYT không áp dụng đối với trường hợp nào?

Nội dung chính

    Đối tượng khám sức khỏe gồm có những ai?

    Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định đối tượng khám sức khỏe gồm có:

    - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;

    - Khám sức khỏe theo yêu cầu;

    - Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?

    Tại khoản 20 Điều 2 Luật Khám chữa bệnh 2023 có quy định khám sức khỏe như sau:

    Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.

    Tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về cấp và lưu Giấy khám sức khỏe như sau:

    Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe

    1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư số 53/2017/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.

    2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).

    3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:

    a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;

    b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

    4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:

    a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;

    b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong thời gian sau:

    Trường hợp 1: Khám sức khỏe đơn lẻ

    Trả trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;

    Trường hợp 2: Khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng:

    Trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

    Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu? (Hình từ Internet)

    Việc khám sức khỏe theo Thông tư 32/2023/TT-BYT không áp dụng đối với trường hợp nào?

    Tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định đối tượng khám sức khỏe như sau:

    Đối tượng khám sức khỏe

    1. Đối tượng khám sức khỏe:

    a) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;

    b) Khám sức khỏe theo yêu cầu;

    c) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    2. Việc khám sức khỏe tại Chương này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

    a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;

    c) Khám để cấp giấy chứng thương;

    d) Khám bệnh nghề nghiệp;

    đ) Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

    e) Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.

    Như vậy, việc khám sức khỏe theo Thông tư 32/2023/TT-BYT không áp dụng đối với trường hợp sau:

    - Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    - Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;

    - Khám để cấp giấy chứng thương;

    - Khám bệnh nghề nghiệp;

    - Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

    - Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.

     

    61