19:30 - 30/10/2024

Giáo dục song ngữ: Xu thế hiện nay của các gia đình có con trẻ

Giáo dục song ngữ được hiểu như thế nào? Những lợi ích lớn từ việc dạy trẻ song ngữ khi còn nhỏ? Các phương pháp dạy trẻ song ngữ được nhiều người áp dụng hiện nay.

Nội dung chính

    Giáo dục song ngữ là gì?

    Giáo dục song ngữ đang là xu thế hiện nay ở nước ta đã và đang dần phát triễn ngày càng được nhiều người chọn lưa. Việc học kiến thức bằng ngoại ngữ được đánh giá là luôn có những ưu thế khác biệt so với chỉ học ngoại ngữ hoặc chỉ học kiến thức.

    Như chúng ta vẫn hiểu, Song ngữ là khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên văn hóa, thành thạo 2 ngôn ngữ trở lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm nhiều nên văn hóa học song ngữ là khả năng vận dụng như người bản xứ từ hai ngôn ngữ trở lên

    Giáo dục song ngữ là chương trình giáo dục tiên tiến được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đây là chương trình giáo dục áp dụng đồng thời 2 ngôn ngữ trong hoạt động dạy và học, bao gồm tiếng Việt và một ngoại ngữ khác, phổ biến nhất là tiếng Anh.

    Giáo dục song ngữ: Xu thế hiện nay của các gia đình có con trẻ.

    Giáo dục song ngữ: Xu thế hiện nay của các gia đình có con trẻ.(Hình từ Internet)

    Những lợi ích lớn từ việc dạy trẻ song ngữ khi còn nhỏ?

    - Cải thiện chức năng nhận thức

    Song ngữ thực sự có thể làm cho bộ não hoạt động tốt hơn. Trẻ song ngữ có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ. Điều này giúp trẻ song ngữ giải quyết vấn đề nhanh hơn so với những trẻ đơn ngữ.

    Ngoài ra, trẻ có thể suy nghĩ giải pháp vấn đề bằng cả hai ngôn ngữ để phát triển các đề xuất sáng tạo. Trẻ em song ngữ cũng có khả năng nhận biết những thay đổi thị giác xung quanh tốt hơn. Từ đó hình thành khả năng tập trung vào những thứ khác nhau cùng một lúc.

    Hiện nay có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em nói hai ngôn ngữ sẽ thông minh hơn. Trẻ còn phát triển những kỹ năng nhận thức không liên qua đến ngôn ngữ. Trẻ song ngữ được chứng minh có khả năng chống lại chứng Alzheimer cũng như các triệu chứng liên quan đến tuổi tác khác.

    - Nâng cao kết quả học tập

    Trẻ song ngữ sẽ có xu hướng năng nổ hơn, và nhanh nhẹn hơn ở trường. Một nghiên cứu tại Đại học York – Canada cho thấy họ rất giỏi xử lý ngôn ngữ và loại bỏ những thông tin không hữu ích. Đây là một khả năng mà song ngữ mang lại. Việc này giúp trẻ dễ dàng tự tìm ra phương pháp học hiệu quả và ít tốn kém thời gian.

    - Cải thiện kỹ năng xã hội và cảm xúc

    Nói một ngôn ngữ thứ hai giúp trẻ dễ dàng kết bạn mới bên ngoài cộng đồng ngôn ngữ của mình. Nó giúp trẻ hòa nhập với các nhóm khác nhau. Trẻ sử dụng cả hai ngôn ngữ để kết nối với những người bạn ở mức độ cảm xúc. Điều này tự động cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ và giúp trẻ tự tin tham gia vào các tình huống xã hội một cách dễ dàng.

    - Nâng cao nhận thức về các nền văn hóa

    Khi trẻ học một ngôn ngữ mới, chúng tiếp thu rất nhiều thông tin về nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Những thông tin trẻ có được thông qua sách, phim, âm nhạc, ẩm thực và thậm chí cả sự hài hước. Điều này giúp họ phát triển sự đánh giá sâu sắc hơn về các lối sống khác. Từ đó, giúp kết nối với mọi người từ mọi hoàn cảnh xuất thân khác nhau dễ dàng hơn.

    - Tạo bước đà cho giáo dục đa ngôn ngữ

    Khi trẻ đã thành thạo hai ngôn ngữ, việc học ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ song ngữ học ngôn ngữ mới nhanh hơn trẻ đơn ngữ. Vì trẻ sẽ áp dụng chu trình tiếp thu đã được hình thành từ trước. Trẻ nắm bắt nhanh quy tắc ngôn ngữ nên học được nhiều ngôn ngữ hơn sau này.

    Các phương pháp dạy trẻ song ngữ được nhiều người áp dụng.

    - Mỗi người một ngôn ngữ (One person one language – OPOL)

    “Mỗi người một ngôn ngữ” là phương pháp mỗi phụ huynh chọn 1 ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp với trẻ. Có nghĩa là mẹ nói tiếng Việt Nam với con trong khi bố giao tiếp với con bằng tiếng khác và ngược lại.

    Đây thường được coi là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ song ngôn ngữ. Vì nhiều bố mẹ tin rằng phương pháp này ít tạo ra sự rối loạn cho trẻ. Và phương pháp này cũng đảm bảo trẻ được tiếp xúc thường xuyên với cả hai ngôn ngữ.

    Phương pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bậc cha mẹ. Và đây cũng là phương pháp được nhiều ba mẹ lựa chọn để dạy trẻ song ngữ nhất hiện nay.

    - Ngôn ngữ gia đình (Minority Language at Home – MLaH)

    Nhiều trường hợp trẻ có thể nói ngôn ngữ quốc tế mà không thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ. Hiện tượng này xuất hiện rất nhiều ở những gia đình sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Khi rơi vào trường hợp này, nhiều gia đình áp dụng phương pháp “Ngôn ngữ gia đình”. Nói cách khác, khi giao tiếp với gia đình, trẻ chỉ được phép nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ, cả gia đình đều nói tiếng Việt ở nhà khi sống ở Mỹ (nơi trẻ em sẽ dùng tiếng Anh để học tập, giao tiếp).

    Dạy trẻ song ngữ phương pháp MLaH

    Bố mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này cho trường hợp ngược lại. Cả gia đình đều nói tiếng Nhật khi cả nhà sinh sống tại Việt Nam (nơi trẻ em sẽ dùng tiếng Việt để học tập, giao tiếp).

    - Thời gian và địa điểm (Time and Place – T&L)

    Phương pháp Thời gian và địa điểm được sử dụng phổ biến ở các trường song ngữ. Vào buổi sáng, mọi người nói một ngôn ngữ và vào buổi chiều mọi người nói một ngôn ngữ khác. Hoặc có thể phân chia theo ngày. Thứ 3 và Thứ 5 dành cho ngoại ngữ – Thứ 2, Thứ 4 và Thứ 6 dành cho ngôn ngữ địa phương.

    Dạy trẻ song ngữ phương pháp T&P

    Các gia đình có thể sử dụng cách tiếp cận này trong gia đình. Nếu bé hiện đang học tại trường song ngữ, có thể thực hành theo lịch ngôn ngữ sẵn có của con.

    - Ngôn ngữ hỗn hợp (Multiple Language Policy – MLP)

    Với phương pháp này, bố mẹ có thể giao tiếp với con bằng những ngôn ngữ khác nhau tùy vào tình hướng. Ví dụ:

    Nói tiếng Anh khi dạy bé học – nói tiếng Việt trong sinh hoạt hằng ngày. Hoặc nói tiếng Việt khi giao tiếp với trẻ khi có người khác – nói tiếng Anh khi giao tiếp riêng với trẻ.

     

    103
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ