11:47 - 18/12/2024

Dùng nhà ở có yếu tố nước ngoài để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi sử dụng nhà ở có yếu tố nước ngoài để làm văn phòng sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Thực hiện giao dịch nhà ở theo trình tự, thủ tục như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

    “Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở
    1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
    2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
    3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.”

    Như vậy, giao dịch về nhà ở sẽ được thực hiện theo trình tự và thủ tục của quy định nêu trên.

    Mức xử phạt hành chính với hành vi dùng nhà ở có yếu tố nước ngoài để làm văn phòng là bao nhiêu tiền?

    Dùng nhà ở có yếu tố nước ngoài để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Dùng nhà ở có yếu tố nước ngoài để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ vào Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 64. Vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở
    1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện quy định;
    b) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo quy định;
    c) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
    ...
    3. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nhà ở có yếu tố nước ngoài như sau:
    a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê nhà ở mà không có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở;
    b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở không thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
    c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở.
    ...
    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đã bán, cho thuê hoặc cho thuê mua không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đối với hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
    c) Buộc thu hồi lại nhà thuộc sở hữu nhà nước đã thực hiện chuyển đổi, bán, cho thuê lại không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    d) Buộc thu hồi nhà ở xã hội với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
    đ) Buộc thu hồi số tiền giao dịch không thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
    e) Buộc bên cho thuê hủy bỏ việc cho thuê với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
    g) Buộc thu hồi lại số lượng nhà đã bán cho người nước ngoài và hoàn trả toàn bộ chi phí mà bên mua đã trả và bồi thường thiệt hại cho bên mua đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này.”

    Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

    Theo đó đối với nhà ở có yếu tố nước ngoài mà dùng để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt hành chính từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    Căn cứ vào hành vi vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở để xác định biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng theo quy định trên.

    Lưu ý, mức xử phạt hành chính ở quy định trên chỉ áp dụng với tổ chức. Trường hợp các nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính bằng 1/2 so với tổ chức.

    Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở là bao lâu?

    Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
    ...
    o) Các hành vi vi phạm về xây dựng quy định tại nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n khoản này thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính và các hồ sơ tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt.”

    Theo đó, hành vi vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở sẽ có thời hiệu xử phạt hành chính là 01 năm.

    5