Đèn tín hiệu và chuông điện trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Đèn tín hiệu và chuông điện trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Đèn tín hiệu và chuông điện trong giao thông đường sắt được quy định Điều 23 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:
1. Đối với đường ngang có người gác và đường ngang cảnh báo tự động phải lắp đặt đèn tín hiệu và chuông điện trên đường bộ.
2. Đèn tín hiệu và chuông điện (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 mét (m) trở lên.
Trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất.
3. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
a) Đèn tín hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu ra hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu tắt, việc đi lại trên đường bộ trở lại bình thường;
b) Thời điểm đèn tín hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là: 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;
c) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 m trở lên; Ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt.
4. Yêu cầu đối với chuông điện: Chuông phải kêu khi tàu tới gần đường ngang; chuông tắt khi chắn đóng hoàn toàn. Khi chuông kêu, mức âm lượng tại vị trí cách xa 15 m, cao 1,2 m so với mặt đất phải từ 90 đề xi ben (dB) đến 115 đề xi ben (dB) để người tham gia giao thông nghe rõ.
5. Sơ đồ đèn tín hiệu và chuông điện theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Về yêu cầu hoạt động của đèn báo hiệu tại đường ngang còn được quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2014/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thường tại các nơi đường bộ và đường sắt giao nhau sẽ được lắp đặt các thiết bị như đèn báo hiệu và chuông điện, để đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông, việc lắp đặt các thiết bị như đèn tín hiệu hoặc chuông điện phải đảm bảo các quy định như phải được đặt trước chắn đường bộ hoặc đặt cách ray ngoài cùng tối thiểu là 6m, các đèn tín hiệu phải được đặt tại nơi người tham gia giao thông dễ nhìn thấy không được để các vật cản che khuất, yêu cầu đối với đèn tín hiệu thì được quy định cụ thể hơn về cách đặt, thời điểm đèn tín hiệu hoạt động, độ sáng và góc sáng của đèn tín hiệu. Còn đối với chuông điện, chuông điện phải hoạt động theo đúng quy định đó là khi tàu sắt tới gần đường ngang chuông phải kêu và đóng từ từ đến lúc đường ngang được chắn hết, lúc chuông kêu và hàng rào chuyển động cũng là lúc yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông phải dừng trước vạch chỉ đường.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về yêu cầu hoạt động của đèn báo hiệu tại đường ngang bạn có thể tham tại Điều 6 Thông tư 08/2014/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành