Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án? Học sinh lớp 11 được học những chuyên đề học tập nào?
Nội dung chính
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án?
Dưới đây là tổng hợp một số đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án, học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị cho kì thi sắp đến:
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 11 - ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. […] Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng: - Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu... Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên... Ai trồng khoai đất này… Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi …”. […] Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? (NB – CB 1: NB được nhân vật trong truyện ngắn) A. Nga. B. Ông Tư Nhỏ. C. Bà Cúc. D. Thím Hồng Nhiên. Câu 2. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? (NB – CB 2: NB được người kể chuyện) A. Lời của nhân vật ông Tư Nhỏ. B. Lời của nhân vật Nga. C. Lời của người dân xã Xẻo Mê. D. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít. Câu 3. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền? (NB – CB 3: NB được sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật) A. Từ điểm nhìn của người kể chuyện. B. Từ điểm nhìn của Nga. C. Từ điểm nhìn của ông Tư Nhỏ. D. Từ điểm nhìn của Nga và ông Tư Nhỏ. Câu 4. Các từ ngữ in đậm trong những câu văn sau có điểm gì chung: “Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột.”? (NB – CB 4: NB một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn) A. Đều là những từ ngữ đời thường mang tính biểu cảm cao. B. Đều là những từ ngữ cô đọng, hàm súc, tạo được sự chú ý của người đọc. C. Đều là những từ ngữ mang đậm tính triết lí, trữ tình. D. Đều là những từ ngữ được thi vị hóa, trang trọng, mực thước. Câu 5. Sự việc nào trong đoạn trích đóng vai trò là “nút thắt” trong cốt truyện của tác phẩm trên? (TH – CB 2: Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm) A. Bà Cúc bỏ đi vì không chịu được cuộc sống nghèo khổ. B. Nga có bầu và không chịu khai ai là cha đứa trẻ. C. Ông Tư Nhỏ mang đơn đi đòi lại danh dự cho bản thân. D. Ông Tư Nhỏ được chính quyền địa phương công khai xin lỗi qua đài truyền thanh xã. |
Tải về để xem chi tiết 05 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án.
Lưu ý: đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 chỉ mang tính tham khảo.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án? Học sinh lớp 11 được học những chuyên đề học tập nào? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 11 được học những chuyên đề học tập nào?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì học sinh lớp 11 được học 3 chuyên đề học tập là:
- Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam:
+ Các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
+ Cách viết một báo cáo nghiên cứu
+ Một số vấn đề có thể nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam
+ Yêu cầu của việc thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam
- Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại:
+ Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ
+ Các yếu tố mới của ngôn ngữ: những điểm tích cực và hạn chế
+ Cách vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
- Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học:
+ Khái niệm phong cách nghệ thuật, sự nghiệp văn chương của một tác giả
+ Một số yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học
+ Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
+ Thực hành đọc và viết về một số tác giả văn học lớn
+ Yêu cầu của việc thuyết trình về một tác giả văn học
Ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 11 ra sao?
Theo quy định tại mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 11 gồm những ngữ liệu sau:
- Văn bản văn học
+ Sử thi, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại
+ Thơ, truyện thơ Nôm
+ Bi kịch
+ Truyện kí, tuỳ bút hoặc tản văn
- Văn nghị luận
+ Nghị luận xã hội
+ Nghị luận văn học
- Văn bản thông tin
+ Bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
+ Báo cáo nghiên cứu
- Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý